16 tháng 9 2024

Hội họa trong di sản của Văn Cao

Năm 1942, Văn Cao đăng ký học lớp dự thính, học cơ bản được một năm ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Một năm sau, ông bày  tranh triển lãm. Năm 20 tuổi, Văn Cao có một sê-ri tranh mới lạ với Cô gái dậy thì, Sám hối, Nửa đêm,… tranh của ông có phong cách lập thể. Ông được biết đến như một họa sĩ tiên phong ở phong cách này.

Vợ chồng Mèo đi chợ_ Sơn dầu
Trong kháng chiến chống Pháp, ông minh họa báo,  vẽ tranh. Bức Cổng làng như mở đường cho một thể nghiệm mới trong  hội họa. Ông có nhiều bức minh họa ấn tượng cho các tờ báo văn hóa văn nghệ. Sau khi hòa bình lập lại (1954-1955), Văn Cao tiếp tục nhận thêm việc liên quan đến mỹ thuật, làm trang trí sân khấu để kiếm đồng ra đồng vào nuôi vợ con, với khoảng 300 tác phẩm.

Uống rượu chợ vùng cao_ Sơn dầu (1964)
Nhận xét về những tác phẩm của Văn Cao nhạc sĩ Doãn Nho cho biết: “Những tác phẩm đặc sắc được trưng bày tại triển lãm cho thấy Văn Cao là một họa sĩ thực thụ. Tôi bị thu hút bởi chất thơ và tính nhạc trong các tác phẩm hội họa của ông. Không phải họa sĩ nào vẽ cũng có tứ, có ý như Văn Cao. Mọi chi tiết trong tranh rất gần gũi, truyền cảm và hòa quyện vào nhau” Màu sắc trong tranh của ông thường có sắc độ vừa phải, mang đến cho người xem cảm giác hài hòa. Thậm chí, với những gam màu nóng, ông cũng khéo léo tô, vẽ để mang đến cảm giác dịu nhẹ trong cách nhìn.

Chân dung người vợ Nghiêm Thúy Băng dưới nét cọ của Văn Cao
Là một trong số các chuyên gia nghiên cứu khá sâu về phong cách hội họa của Văn Cao, nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Cẩm Thượng đánh giá: “Văn Cao không có phong cách già dặn hoặc phát triển liên tục như các họa sĩ khác, nhưng tranh của ông trông rất mới và rất trẻ, tức là ông vẫn giữ nguyên từ đầu đến cuối một phong cách. Về minh họa và đồ họa, Văn Cao là một họa sĩ thiết kế thực thụ, rất chuyên nghiệp. Chúng tôi lấy làm tiếc vì ông chẳng phát triển con đường này. Nếu không, ông cũng sẽ là một họa sĩ tiên phong”.

Chân dung Đặng Thai Mai do Văn Cao vẽ

Minh họa báo Lao động Tết 1982

Một số minh họa sách báo, ấn phẩm của Văn Cao










Nhạc sĩ Văn Cao tại nhà riêng gác hai, số 108 Yết Kiêu 1983

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét